Bảo vệ trẻ em từ nhận thức đến hành động: Đảm bảo quyền sống, phát triển và tham gia một cách toàn diện

Thu Huyền 16:12 14/05/2025

Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi”. Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam “Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi”. Như vậy, trẻ em là những lớp người chưa trưởng thành về thể chất và tinh thần, nhận thức chưa đầy đủ, do đó cần được bảo vệ.

Quyền của Trẻ em được quy định tại các điều từ Điều 12 đến Điều 36 của Luật Trẻ em năm 2016, bao gồm 25 quyền sau đây:

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.

1. Quyền sống

Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

3. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

- Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

- Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

6. Quyền vui chơi, giải trí

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

7. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

- Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

- Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Bảo vệ trẻ em từ nhận thức đến hành động: Đảm bảo quyền sống, phát triển và tham gia một cách toàn diện- Ảnh 1.

(Hình ảnh từ Internet)

9. Quyền về tài sản

Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

10. Quyền bí mật đời sống riêng tư

- Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

- Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

11. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

12. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.

13. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

- Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

- Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

14. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

16. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

17. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

18. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

19. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.

20. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

21. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.

22. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

23. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.

24.Quyền của trẻ em khuyết tật

Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.

25. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trong thực tế điều này có nghĩa rằng trẻ em có quyền được sống trong môi trường an toàn, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền của mình. Không phân biệt đối xử với trẻ em. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

Hiểu và nắm bắt được nội dung Quyền trẻ em sẽ giúp chúng ta chăm lo tốt hơn cho thế hệ tương lai và giúp các em được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình.

Thu Huyền

Tin đọc nhiều

Ngành y tế Hà Nội lên phương án đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

22 giờ trước

Sở Y tế xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945- 19/8/2025) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945 02/9/2025) trên địa bàn thành phố (gọi chung là các Hoạt động), chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc 6 nội dung, 4 nhiệm vụ cụ thể được phân công, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ.

Chủ động ứng phó, phòng, chống sốt xuất huyết trong những tháng cao điểm

22 giờ trước

Chiều ngày 15/7, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương- Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hà Nội về công tác phòng, chống dịch, bệnh sốt xuất huyết. Tiếp đoàn có đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, bệnh ở người trên địa bàn thành phố.

Chủ động phòng chống bão lụt – sẵn sàng ứng phó với thiên tai

22 giờ trước

Hàng năm, mùa mưa bão luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản, đặc biệt tại các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung như Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội. Với phương châm “Phòng là chính - chủ động, kịp thời, hiệu quả”, Trung tâm đã ban hành Kế hoạch số 279/KH-TTCS&PHCNNTTS1 ngày 08/7/2025 về công tác phòng chống lụt bão năm 2025, triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó trước, trong và sau thiên tai, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh, viên chức, người lao động và cơ sở vật chất của đơn vị.

Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2025

22 giờ trước

Sáng ngày 15/7, Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 06 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2025.

Phường Tây Hồ: Giám sát, xử lý kịp thời các ổ dịch sốt xuất huyết

08:29 15/07/2025

Ngày 14/7, Đoàn giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC) Hà Nội đã đi kiểm tra, giám sát ổ dịch sốt xuất huyết tại phường Tây Hồ.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Học sinh trường THPT chuyên Chu Văn An Hà Nội thăm và tặng quà đối tượng nuôi dưỡng tại Trung tâm
Học sinh trường THPT chuyên Chu Văn An Hà Nội thăm và tặng quà đối tượng nuôi dưỡng tại Trung tâm
Với mong muốn được chung tay cùng chia sẻ vì cộng đồng; ngày 12/7, Đoàn thiện nguyện gồm Giáo viên, Ban phụ huynh và hơn 30 học sinh Lớp 11 Sử 2 - Trường THPT chuyên Chu Văn An Hà Nội, địa chỉ số 10, Thụy Khuê, phường Tây Hồ, thành phố Hà Nội đã đến thăm và tặng quà cho đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội.
15:00 14/07/2025
Tổ chức Holt International Children’s Services Inc thăm các gia đình đã nhận hỗ trợ sinh kế tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Tổ chức Holt International Children’s Services Inc thăm các gia đình đã nhận hỗ trợ sinh kế tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Trong khuôn khổ Dự án “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội” do tổ chức Holt International Children’s Services Inc - Mỹ tài trợ. Từ tháng 9/2023 cho đến nay, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã phối hợp với Tổ chức Holt International Children’s Services Inc - Mỹ thực hiện giải ngân tổng kinh phí: 1.341.459.000 đồng thông qua các hoạt động như: hỗ trợ sinh kế, cấp học bổng, giúp trẻ mầm non. Ngoài kinh phí được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, Tổ chức Holt hỗ trợ thêm sinh kế cho 21 hộ gia đình đang nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các huyện Ứng Hoà, Thanh Oai, với tổng kinh phí: 127.450.000 đồng.
08:49 19/06/2025
Điểm tựa cho những tuổi thơ mong manh
Điểm tựa cho những tuổi thơ mong manh
Tháng Sáu, trong tâm thức của nhiều người, là tháng của những ngày hè rực nắng, của tiếng cười giòn tan và sự hồn nhiên được chở che, bao bọc. Người ta gọi tên nó là "Tháng hành động vì trẻ em", một cái tên tự thân đã gợi lên niềm vui và những ký ức ngọt ngào. Nhưng ở một góc nhỏ của huyện Thạch Thất, Hà Nội, tháng 6 lại mang một nỗi khắc khoải khác, một gánh nặng dường như quá sức với những đôi vai non nớt. Đó là câu chuyện của Đỗ Đức Anh Quân, sinh năm 2019, trú tại thôn Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, căn bệnh "giảm tiểu cầu vô căn" ập đến vào tháng Tư vừa qua như một định mệnh nghiệt ngã, đã tước đi của em những ngày tháng vô tư.
08:48 19/06/2025
Tổ chức hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2025
Tổ chức hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2025
Ngày 28/4/2025, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc ngành triển khai thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế về tổ chức Tháng hành động vì trẻ em năm 2025.
09:41 05/05/2025
Hội nghị trang bị kiến thức làm cha mẹ, kiến thức bảo vệ trẻ em tại quận Hà Đông
Hội nghị trang bị kiến thức làm cha mẹ, kiến thức bảo vệ trẻ em tại quận Hà Đông
Trong hai ngày 09-10/4, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội triển khai 04 hội nghị trang bị kiến thức làm cha mẹ, kiến thức bảo vệ trẻ em cho 400 đại biểu trên địa bàn các phường: Dương Nội, La Khê, Hà Cầu, Phú La của quận Hà Đông.
17:08 11/04/2025
Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em
Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em
Đây là chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2025 và Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện với mục đích triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình liên quan đến trẻ em.
17:29 09/04/2025
Tin khác
Ngành y tế Hà Nội lên phương án đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Quốc khánh
Ngành y tế Hà Nội lên phương án đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Quốc khánh
Sở Y tế xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945- 19/8/2025) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945 02/9/2025) trên địa bàn thành phố (gọi chung là các Hoạt động), chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc 6 nội dung, 4 nhiệm vụ cụ thể được phân công, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ.
22 giờ trước
Chủ động ứng phó, phòng, chống sốt xuất huyết trong những tháng cao điểm
Chủ động ứng phó, phòng, chống sốt xuất huyết trong những tháng cao điểm
Chiều ngày 15/7, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương- Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hà Nội về công tác phòng, chống dịch, bệnh sốt xuất huyết. Tiếp đoàn có đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, bệnh ở người trên địa bàn thành phố.
22 giờ trước
Chủ động phòng chống bão lụt – sẵn sàng ứng phó với thiên tai
Chủ động phòng chống bão lụt – sẵn sàng ứng phó với thiên tai
Hàng năm, mùa mưa bão luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản, đặc biệt tại các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung như Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội. Với phương châm “Phòng là chính - chủ động, kịp thời, hiệu quả”, Trung tâm đã ban hành Kế hoạch số 279/KH-TTCS&PHCNNTTS1 ngày 08/7/2025 về công tác phòng chống lụt bão năm 2025, triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó trước, trong và sau thiên tai, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh, viên chức, người lao động và cơ sở vật chất của đơn vị.
22 giờ trước
Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2025
Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2025
Sáng ngày 15/7, Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 06 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2025.
22 giờ trước
Phường Tây Hồ: Giám sát, xử lý kịp thời các ổ dịch sốt xuất huyết
Phường Tây Hồ: Giám sát, xử lý kịp thời các ổ dịch sốt xuất huyết
Ngày 14/7, Đoàn giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC) Hà Nội đã đi kiểm tra, giám sát ổ dịch sốt xuất huyết tại phường Tây Hồ.
08:29 15/07/2025
Kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”
Kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”
Sáng 11/7/2025, TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã tham dự lễ kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11/7 do phường Giảng Võ tổ chức với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.
15:07 14/07/2025
Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cứu sống bệnh nhân suy tim có khối U hiếm gặp
Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cứu sống bệnh nhân suy tim có khối U hiếm gặp
Thông tin từ khoa Ngoại Đầu cổ và khoa Gây mê hồi sức của Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật loại bỏ khối u tuyến giáp lớn, chèn ép khí quản trên một bệnh nhân 72 tuổi có tiền sử suy tim, giúp người bệnh qua cơn nguy kịch và hồi phục nhanh chóng.
15:07 14/07/2025
Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Toả Sáng tháng 7
Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Toả Sáng tháng 7
Ngày 13/7, tại Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Tỏa sáng tháng 7 cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học tốt.
15:06 14/07/2025
Trao tặng 20 xe đạp cho trẻ em vượt khó học tốt phường Dương Nội
Trao tặng 20 xe đạp cho trẻ em vượt khó học tốt phường Dương Nội
Với mong muốn chăm lo, động viên trẻ em vượt khó học tốt, góp phần làm tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố, ngày 13/7, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội phối hợp cùng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Đông Đô tổ chức chương trình trao tặng “Quỹ xe đạp chở ước mơ”.
15:04 14/07/2025
Hội nghị khoa học chuyên ngành Nội khoa năm 2025 với nhiều bài báo cáo khoa học thiết thực đến từ các bệnh viện
Hội nghị khoa học chuyên ngành Nội khoa năm 2025 với nhiều bài báo cáo khoa học thiết thực đến từ các bệnh viện
Sáng nay, 9/7 tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã diễn ra Hội nghị khoa học chuyên ngành Nội khoa năm 2025. Tới dự hội nghị có  GS. TS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, PGS. TS Tô Văn Hải – Chủ tịch hội Nội khoa Hà Nội, BSCKII Bùi Thị Hiệp, Phó chủ tịch hội Y học Hà Nội, TS Nguyễn Thành Vinh – Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Đông.
11:07 11/07/2025